Đề tài NCKH của sinh viên

BẢNG THỐNG KÊ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

1. ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BĂNG PHƯƠNG PHÁP TRỘN THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH.

Tác giả:  Trần Thị Hoài Thu, Thành viên: Đào Minh Ánh.

Thời gian thực hiện: Từ 01/2015 đến 10/2015

Mục tiêu đề tài:

  • Xác định tỷ lệ trộn than giữa than antraxit Việt Nam với than nhập khẩu bitum đáp ứng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
  • Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu tại các nhà máy nhiệt điện đốt than tại Việt Nam.

Cách thức thực hiện:

  • Tìm hiểu hiện trạng và xu hướng phát triển của nhà máy nhiệt điện than trong hệ thống điện Việt Nam.
  • Xây dựng bài toán và nghiên cứu phương pháp trộn than áp dụng tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Ninh Bình.
  • Xây dựng đường đặc tính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng nhiên liệu tại Công ty.

Kết quả đạt được: Xây dựng bài toán kinh tế, kỹ thuật, môi trường và đề xuất tỷ lệ than trộn tối ưu. Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật

2. ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG BẨN ĐỒ NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM

Tác giả: Mai Hoàng Trung. Thành viên: Vũ Minh Lý.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2015 đến tháng 11/ 2015

Mục tiêu đề tài: Tạo ra 1 bản đồ năng lượng có thể tra cứu trực tuyến các thông tin về năng lượng gió. Ngoài ra các thông tin cũng sẽ được update liên tục về tiềm năng và thông tin dự án năng lượng gió ở Việt Nam, giúp người tra cứu luôn có được thông tin dễ dàng và mới nhất về tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam.

Cách thức thự hiện:

  • Nghiên cứu và tìm hiểu về các khó khăn, thuận lợi trong ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam.
  • Nghiên cứu tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam. Xây dựng 1 bản đồ năng lượng gió cho  Việt Nam, giúp tổng hợp các thông tin về tiềm năng năng lượng gió và mặt trời, các thông tin về dự án xây dựng và phát triển năng lượng gió ở Việt Nam.
  • Giúp tạo ra 1 công trực quan tổng hợp về thông tin các nguồn năng lượng gió tại Việt Nam.
  • Tạo ra một công cụ tra cứu hữu ích trên internet cho các sinh viên ngành năng lượng

Kết quả đạt được:

  • Nghiên cứu về các khó khăn, thuận lợi, tiềm năng trong ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam.
  • Xây dựng thành công bản đồ năng lượng gió.

3. ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TB SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ PHỤC VỤ NGƯNG TỤ NƯỚC TỪ KHÔNG KHÍ

Tác giả: Đào Thị Trà My, Thành viên: Nguyễn Đoàn Quỳnh Mai.

Thời gian thực hiện: Từ 1/2015 đến 11/2015.

Mục tiêu đề tài:

  • Tìm hiểu được nguyên lý hoạt động và mục đích cơ bản của các loại thiết bị sử dụng năng lượng gió phục vụ việc ngưng tụ nước từ không khí với địa phương được tính toán là tỉnh Ninh Thuận nhằm tận dụng nguồn năng lượng thay thế để đáp ứng yêu cầu về nguồn nước phù hợp với yêu cầu cuộc sống cho người dân.
  •  Nghiên cứu công nghệ, nguyên lý hoạt động của tuabin gió vừa phát điện vừa chưng cất nước và chế tạo ra mô hình chạy thử.

Cách thức thự hiện:

  • Nêu lên sự cần thiết của nguồn năng lượng nước và điện với người dân Việt Nam, nêu được các phương pháp chế tạo thiết bị ngưng tụ nước và tuabin gió.
  • Trình bày được quá trình thiết kế bộ ngưng tụ nước và tuabin gió cùng với các kết quả tính toán và thử nghiệm  thực tế các thông số tích hợp phù hợp.
  • Tạo ra mô hình sản phẩm mô phỏng các tính chất vật lý và thông số kỹ thuật cho hệ thống phát điện bằng tuabin gió kết hợp với hệ thống máy nén và giàn ngưng chưng cất nước từ môi trường không khí.           

Kết quả đạt được:

  • Kết quả nghiên cứu của thiết bị ngưng tụ nước: Kết quả tính toán và kết quả thực tế xấp xỉ nhau, không có sự khác biệt nhiều.

Kết quả thiết kế tuabin gió: Với vận tốc gió tự nhiên 2m/s tuabin đã bắt đầu quay và phát điện, với tốc độ gió 3 m/s tuabin đã quay với vận tốc ổn định,

4. ĐỀ TÀI: CHẾ TẠO MÁY PHÁT ĐIỆM TUABIN GIÓ KIỂU TRỤC ĐỨNG CÔNG SUẤT NHỎ

Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2014 .

Mục tiêu đề tài:

  • Chuyển động năng của gió thành điện năng cao để từ đó hạ giá thành và cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác,
  • Khắc phục  nhược điểm, phát huy các ưu điểm của tuabin gió trục đứng để chế tạo tuabin gió trục đứng có công suất nhỏ.
  • Đẩy mạnh nguồn năng lượng gió trong tương lai để góp phần vào công cuộc phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Cách thức thự hiện:

  • Nghiên cứu và tìm hiểu và nghiên cứu công nghệ, nguyên lý hoạt động của tuabin gió.
  • Tìm hiểu, phân tích đặc điểm của máy phát điện.
  •  Nghiên cứu và tìm hiểu điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
  •  Nghiên cứu thành công và tạo ra sản phẩm mẫu chạy thử nghiệm sử dụng phòng thí nghiệm khoa.
  •  Là sản phẩm thực tế cho sinh viên khoa Quản Lý Năng Lượng tham khảo và học tập.

Kết quả đạt được:

- Tạo ra sản phẩm mẫu chạy thử nghiệm trong phòng thí nghiệm Khoa