Đề tài cấp cơ sở

                                                                                            BẢNG THỐNG KÊ ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ

TT

NỘI DUNG

1

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ SỐ PHÁT THẢI CỞ SỞ CỦA HỆ THỐNG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN CÓ TÍNH ĐỀN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NHỎ.

 

  • Tác giả:  Th.S Nguyễn Thúy Ninh.
  • Thời gian thực hiện: Từ 02/2015 đến 11/2015.
  • Mục tiêu đề tài:
  • Nghiên cứu xây dựng, tìm hiểu phương pháp và thu thập bộ số liệu phục vụ tính toán hệ số phát thải cơ sở hệ thống các nhà máy điện Việt Nam dựa trên việc thu thập các số liệu vận hành thực tế lấy từ các trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
  • Dự báo hệ số phát thải cơ sở của hệ thống điện trong giai đoạn 2015- 2020  dựa trên danh sách các nhà máy tham gia theo tổng sơ đồ VII.
  • Đưa ra được cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư thẩm định, xét duyệt các dự án CDM.
  • Cách thức thực hiện:
  • Giới thiệu tổng quan về cơ chế phát triển sạch và ý nghĩa của hệ số phát thải cơ sở đối với dự án CDM.
  • Đưa ra các phương pháp, phân tích, lựa chọn phương pháp và tính toán hệ số phát thải CO₂ cho hệ thống các nhà máy điện Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
  • Thu thập số liệu về sản lượng điện và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các nhà máy trong hệ thống điện năm

2012 - 2014. Từ đó, dựa trên cơ sở số liệu và danh sách các nhà máy theo tổng sơ đồ VII, dự báo hệ số phát thải cơ sở giai đoạn 2015-2020.

  • Kết quả đạt được: Xây dựng hệ số phát thải cơ sở của hệ thống các nhà máy điện giai đoạn 2013 - 2014 và dự báo hệ số phát thải cơ sở giai đoạn 2015 -2020.

2

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC CẦU GIẤY.

 

  • Tác giả: Th.S Đỗ Thị Hiệp.
  • Thời gian thực hiện: Từ 03/2014 đến 11/2014.
  • Mục tiêu đề tài: Tổng hợp các phương pháp định lượng trong phân tích hoạt động kinh doanh, đi sâu nghiên cứu ứng dụng phương pháp hồi quy trong phần tích hợp động kinh doanh ngành điện.
  • Cách thức thự hiện:
  • Tổng hợp được các phương pháp định lượng để phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích các ưu nhược điểm của từng phương pháp.
  •  Thiết kế được mô hình hồi quy trong phân tích hoạt động kinh doanh ngành điện.
  •  Áp dụng thí điểm mô hình hồi quy đã nghiên cứu trong phân tích hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty điện lực Cầu Giấy.
  • Kết quả đạt được: Lựa chọn mô hình hồi quy trong phân tích hoạt động kinh doanh ngành điện áp dụng cho Công ty điện lực Cầu Giấy và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001 VÀO CÁC HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 900 VÀ ISO 14001.

 

  • Tên tác giả: Th.S Khương Minh Phương.    Thành viên: Th.S: Đỗ Hữu Chế.
  • Thời gian thực hiện: Từ 2/2013 đến 11/2013.
  • Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu khả năng và đề xuất các giải pháp tích hợp hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001 vào các hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 sao cho phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
  • Cách thức thực hiện:
  • Nghiên cứu đưa ra một cách thức tích hợp các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001 cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam đó là cách thức tích hợp bằng phương pháp sát nhập các hệ thống quản lý này với nhau và đề xuất các bước thực hiện cho cách thức này.
  • Tích hợp ISO 50001 vào ISO 9001 và ISO 14001  cho Nhà máy Diesel Sông Công.
  • Nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn 50001 cho Công ty Toyota Việt Nam.
  • Kết quả đạt được: Tích hợp ISO 50001 và0 ISO 9001 và 14001 cho nhà máy Diesel Sông Công. Đồng thời nghiên cứu triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn 50001 cho công ty Toyota Việt Nam.

4

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM

 

  • Tên tác giả: Th.S Mai Sỹ Thanh.
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2013 đến tháng11/2013.
  • Mục tiêu đề tài:
  • Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tổng hợp các phương pháp định giá điện gió.
  • Đề xuất phương pháp định gió và áp dụng phương pháp tại Việt Nam.
  • Cách thức thực hiện:
    - Xác định cơ sở lý thuyết về định giá điện gió.
    - Tổng hợp 4 phương pháp định giá điện gió trên thế giới và phân tích các ưu,nhược điểm của các phương pháp.
    - Đề xuất phương pháp (Biểu giá ưu đãi cố định (Fixed Feed-in Tariff) làm phương pháp định giá cho điện gió tại Việt Nam và phân tích áp dụng phương pháp đó dựa trên hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
     - Tính toán chi phí điện gió quy dẫn tại Việt Nam cho các trường hợp nghiên cứu,từ đó đề xuất mức giá bán điện gió.
    - Lựa chọn mức giá và xây dựng mối quan hệ phụ thuộc của mức giá bán điện gió vào các yếu tố chất lượng địa điểm,sự tiếp thu công nghệ, lạm phát.
  • Kết quả đạt được: Lựa chọn phương pháp định giá điện gió phù hợp với Việt Nam, tính toán chi phí điện gió quy dẫn cho các trường hợp nghiên cứu từ đó đề xuất mức giá bán điện gió.

5

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHUẨN TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG ( BENCHMARK) ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN.

 

  • Tên tác giả: TS. Dương Trung Kiên.
  • Thời gian thực hiện:
  • Mục tiêu đề tài:
  • Tiến hành nghiên cứu và đề xuất phương pháp xác định Benchmark phù hợp cho điều kiện ngành công nghiệp Việt Nam.
  • Ứng dụng phương pháp tính toán thử nghiệm Benchmark cho các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam. 
  • Cách thức thực hiện:
  • Phương pháp DEA là phương pháp phù hợp để xây dựng Benchmark cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
  • Giới thiệu mô hình CCR (dành cho tất cả các đơn vị không phân biệt quy mô) và mô hình BCC (dành cho các đơn vị phân biệt quy mô lớn nhỏ) trong phương pháp DEA.
  • Dùng mô hình CCR để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của các nhà máy nhiệt điện than.
  •  Phân tích và lựa chọn biến xây dựng Benchmark (các biến là ràng buộc quan trọng của mô hình DEA).
  • Thu thập số liệu tại 9 nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam và tính toán Benchmark sử dụng năng lượng cho các nhà máy này.
  • Đưa ra được những đánh giá về hiệu quả sử dụng năng lượng từng nhà máy, xác định nhà máy đạt chuẩn và không đạt chuẩn Benchmark sử dụng năng lượng, đưa ra những khuyến nghị để cải tiến đối với những nhà máy chưa đạt chuẩn.
  • Kết quả đạt được:
  • Nghiên cứu, phân tích và lựa chọn phương pháp xây dựng Benchmark, ứng dụng tính toán cho 9 nhà máy nhiệt điện than.
  • Đưa ra quy trình thực hiện và phương pháp xây dựng Benchmark trong quản lý sử dụng năng lượng, so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp qua đó lựa chọn.